Thứ hai, 03/06/2024

Bị cả trăm khách hàng làm căng, bảo hiểm Manulife xuống nước, chấp nhận giải quyết các khiếu nại đòi tiền

17/05/2023 4:19 AM (GMT+7)

Trước đó, Manulife Việt Nam cho rằng chỉ giải quyết đối với các khiếu nại gửi trước ngày 30/4, khiến gần 100 khách hàng gửi tiết kiệm qua SCB bị biến thành gói bảo hiểm, kéo đến trụ sở của công ty bảo hiểm này ở quận 7, TP.HCM, để phản ứng.

Trong thông báo vừa phát đi, Manulife Việt Nam thể hiện sự "xuống nước", khẳng định tiếp tục giải quyết khiếu nại của các khách hàng tham gia sản phẩm "Tâm An Đầu Tư" qua Ngân hàng SCB sau ngày 30/4.

"Chúng tôi đã đưa ra quyết định đặc biệt này để thể hiện sự cảm thông sâu sắc đến khách hàng bị ảnh hưởng bởi các vấn đề xảy ra với ngân hàng SCB vào đầu tháng 10/2022. Các khiếu nại này đã được chúng tôi áp dụng quy trình đánh giá nghiêm ngặt trong suốt 7 tháng trước đó", thông báo của Manulife Việt Nam cho biết.

Bị cả trăm khách hàng làm căng, bảo hiểm Manulife xuống nước, chấp nhận giải quyết các khiếu nại đòi tiền    - Ảnh 1.

Gần 100 khách hàng gửi đơn khiếu nại sau thời hạn quy định cho rằng họ cũng là nạn nhân, do nắm thông tin sau nên gửi khiếu nại trễ, và công ty bảo hiểm không nên phân biệt đối xử. Ảnh: NLĐ

Doanh nghiệp bảo hiểm này cũng cho rằng trong 2 tuần qua kể từ khi bắt đầu việc giải quyết các khiếu nại của khách hàng gửi tiết kiệm nhưng bị biến thành gói bảo hiểm của Manulife, công ty đã đối thoại với hàng trăm khách hàng, để giải quyết khiếu nại. Và khẳng định phần lớn kết quả giải quyết đều tích cực khi các khiếu nại của khách hàng được giải quyết thỏa đáng.

Giải thích cho lý do đưa ra trước đó, chỉ giải quyết với các khiếu nại mà khách hàng gửi trước ngày 30/4, Manulife cho rằng vì khách hàng đã có nhiều thời gian và cơ hội để liên hệ với công ty. Và hầu hết các khiếu nại mà bảo hiểm này ghi nhận đã được gửi đến vào tháng 10 và tháng 11 năm 2022, ngay sau khi việc khủng hoảng của ngân hàng SCB xảy ra.

Tuy nhiên, cũng thông báo của Manulife khẳng định sau thời hạn 30/4/2023, đã ghi nhận thêm khiếu nại của khách hàng SCB liên quan đến việc gửi tiết kiệm bị biến thành bảo hiểm. 

Bị cả trăm khách hàng làm căng, bảo hiểm Manulife xuống nước, chấp nhận giải quyết các khiếu nại đòi tiền    - Ảnh 2.

Trước bức xúc của khách hàng, Manulife Việt Nam quyết định giải quyết hoàn tiền với các khiếu nại đúng quy định, và bắt đầu hoàn tiền cho khách từ tháng 5. Khách hàng nhận tiền phải ký thỏa thuận giữ bí mật, hủy hợp đồng. Ảnh: C. Hoàng

Nhiều khách hàng bức xúc cho rằng, họ khiếu nại thời điểm nào cũng như nhau, bởi họ đều là nạn nhân. Tuy nhiên có nhiều người không nắm được thông tin nên khiếu nại trễ hơn. Và mong muốn của khách hàng là lấy lại 100% số tiền đã đóng, bởi đó thực chất là tiền gửi tiết kiệm chứ không phải mua bảo hiểm.

Trước bức xúc của khách hàng, Manulife Việt Nam cam kết với các khiếu nại gửi đến sau ngày 30/4, công ty sẽ tuân thủ theo quy trình đánh giá đã và đang áp dụng với các khách hàng trước đó, sẽ liên hệ để giải quyết.

Trước đó, công ty bảo hiểm này ra thông báo bắt đầu đối thoại trực tiếp với khách hàng gửi tiết kiệm bị biến thành bảo hiểm, và chỉ áp dụng giải quyết cho các khách hàng đã gửi khiếu nại trước ngày 30/4, không áp dụng cho khách hàng khiếu nại sau thời gian này.

Tuy nhiên, không phải tất cả các yêu cầu hủy hợp đồng trước hạn của khách hàng đều được Manulife hoàn tiền 100%, mà tùy vào kết quả đánh giá hợp đồng giữa khách hàng và ngân hàng SCB, bao gồm các yếu tố, trong đó có việc tư vấn, hồ sơ hợp đồng bảo hiểm và cả đối chất với các tư vấn viên và nhân viên ngân hàng liên quan…

Bị cả trăm khách hàng làm căng, bảo hiểm Manulife xuống nước, chấp nhận giải quyết các khiếu nại đòi tiền    - Ảnh 4.

Rất nhiều người đã nộp hồ sơ tố cáo SCB liên kết với bảo hiểm Manulife có dấu hiệu chiếm đoạt tiền của khách hàng lên cơ quan công an. Ảnh: C. Hoàng

Từ đầu tháng 5, Manulife bắt đầu gặp khách hàng khiếu nại để giải quyết. Một số khách hàng thông tin họ đã được hoàn số tiền đã đóng. Phía Manulife cũng cho biết sẽ cố gắng hoàn thành các cuộc đối thoại trước ngày 30/6 với khách hàng đã gửi đơn khiếu nại trước ngày 30/4.

Khách hàng được hoàn tiền sẽ phải ký bản thỏa thuận giải quyết khiếu nại, giữ bí mật và thể hiện sự đồng thuận về kết quả giải quyết.

Trong tháng 4, hàng trăm người đã đến Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM nộp đơn tố cáo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) liên kết với bảo hiểm Manulife. Họ cho rằng mình bị lừa và lo mất tiền, vì những khoản đầu tư, tiền gửi tiết kiệm lại trở thành hợp đồng bảo hiểm.

Theo khách hàng, khi đến ngân hàng làm thủ tục gửi tiết kiệm, họ bị nhân viên ngân hàng tư vấn tham gia gói tiết kiệm "Tâm an đầu tư", do SCB kết hợp cùng Manulife, có tặng kèm bảo hiểm sức khỏe. Lãi suất của gói tiết kiệm đầu tư này được nhân viên cho biết là 12%, lĩnh vào cuối kỳ, và thời gian tham gia là 5 năm.

Sau đó, khi nhận thông báo đóng phí, họ mới biết hợp đồng mình ký là bảo hiểm nhân thọ. Nhiều hợp đồng có mức phí cả trăm triệu đến vài trăm triệu đồng/năm.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

UBND TP.HCM yêu cầu tập các đơn vị trung thực hiện các nội dung, công việc liên quan để chủ động sửa đổi, bổ sung bảng giá đất theo quy định của Luật đất đai 2024.

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Chuyến tàu biển đầu tiên trở lại Côn Đảo sau 25 năm, kể từ năm 1999, sáng 2/6. Du khách sẽ tham quan bảo tàng, vườn Quốc gia, khu ấp trứng rùa Côn Đảo…

HHV nợ có kế hoạch

HHV nợ có kế hoạch

Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (MCK: HHV) ghi nhận lợi nhuận tích cực và đang hướng tới mục tiêu thi công các dự án với tổng giá trị các gói thầu khoảng 200.000 tỷ đồng.

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Lần đầu tiên, dự án có số tiền tài trợ vốn lớn nhất trong ngành ngân hàng và được thu xếp hoàn toàn bằng nguồn USD trung dài hạn từ 3 "ông lớn" NHTM Việt Nam là Vietcombank, Vietinbank, BIDV.

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về  phát triển và quản lý nhà ở xã hội

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, gửi trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng.

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

"Chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4%", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.