Cây cổ thụ ở Ninh Bình vẫn "chửa đẻ" được, sao năm nay bà chủ lại gắn thêm quả giả?

Vũ Thượng Thứ ba, ngày 29/08/2023 05:09 AM (GMT+7)
Cây hồng cổ thụ có tuổi thọ khoảng 200 năm thuộc sở hữu của gia đình bà Lê Thị Xiêm (xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) hiện tại lá cây hồng vẫn còn xanh tốt, quả còn xanh, thưa…khoảng 2 tháng nữa mới chín đỏ.
Bình luận 0

Cây hồng cổ gắn thêm quả giả

Khác với những năm trước, cây hồng cổ tuổi thọ gần 200 năm ở thôn Khê Hạ, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình năm nay ít quả trên các cành.

Clip: Cây hồng cổ thụ 200 năm hộ bà Lê Thị Xiêm (xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư) năm 2023 ra ít quả.

Bà Lê Thị Xiêm (xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) tâm sự: "Cây hồng cổ này là giống hồng chín (quả chín), khoảng 2 tháng nữa cây mới rụng".

Cây hồng cổ thụ 200 năm ở Ninh Bình một thời "sốt rần rần" giờ thế nào? - Ảnh 2.

Bà Lê Thị Xiêm (xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư) chỉ tay về hướng cây hồng cổ. Ảnh: Vũ Thượng

"Tôi nghe bố chồng tôi kể, cây hồng này có trước khi ông sinh ra, và ước tính tuổi thọ gần 200 năm. Mỗi năm tôi hái khoảng 100kg quả, quả ăn rất thơm, ngon nhiều người thích...", bà Xiêm kể.

Cây hồng cổ thụ 200 năm ở Ninh Bình một thời "sốt rần rần" giờ thế nào? - Ảnh 3.

Cây hồng cổ 200 năm ở Ninh Bình gắn quả giả màu đỏ. Ảnh: Vũ Thượng

Quan sát từ phóng viên Dân Việt, cây hồng cổ một thời khiến giới trẻ "sốt xình xịch" ở tỉnh Ninh Bình với chiều cao khoảng 5m, lá cây hồng vẫn còn xanh, quả xanh…Đặc biệt, trên một số cành, nhánh cây hồng cổ này còn gắn quả giả có màu đỏ hoặc vàng.

Cây hồng cổ thụ 200 năm ở Ninh Bình một thời "sốt rần rần" giờ thế nào? - Ảnh 4.

Quả hồng thực tế vẫn chưa chín. Ảnh: Vũ Thượng

Lý do cây hồng cổ ít quả

Theo bà Xiêm cho biết, hàng năm cứ vào tháng Giêng, tháng 2 âm lịch là cây hồng cổ bắt đầu nảy lộc, ra hoa, kết trái. Đến tháng 9 thì cây rụng lá, quả chín vàng và có thể bứt ăn được.

Cây hồng cổ thụ 200 năm ở Ninh Bình một thời "sốt rần rần" giờ thế nào? - Ảnh 5.

Cây hồng cổ năm 2023, ra ít quả. Ảnh: Vũ Thượng

Bà Xiêm giải thích cây hồng cổ thụ gần 200 năm tuổi của gia đình năm 2023, ít quả là do thời điểm cây ra hoa gặp mưa nhiều, bên cạnh đó, một phần các năm trước thu hoạch quả muộn nên năm nay cây hồng ra hoa, kết quả không đúng vụ.

Cây hồng cổ thụ 200 năm ở Ninh Bình một thời "sốt rần rần" giờ thế nào? - Ảnh 6.

Gốc, thân, cành...cây hồng cổ ở Ninh Bình mốc xanh. Ảnh: Vũ Thượng

"Cây hồng cổ hiện phía trong thân cây đã mục một phần, nên tôi phải chăm sóc "đặc biệt" như: Tưới nước, bón phân thường xuyên…Đến mùa quả hồng chín, chưa kịp hái là từng đàn chim từ các nơi bay về ăn quả", bà Xiêm nói.

Cây hồng cổ thụ 200 năm ở Ninh Bình một thời "sốt rần rần" giờ thế nào? - Ảnh 7.

Mái ngói, cửa gỗ,...hộ bà Lê Thị Xiêm ở Ninh Bình giống với phong cảnh ở Hàn Quốc. Ảnh: Vũ Thượng

Khu vực trồng cây hồng cổ thụ hàng năm thu hút rất đông thanh niên nam nữ ở các nơi kéo đến check-in, chụp ảnh, quay phim...bởi cảnh đẹp tự nhiên như: Mái ngói nhuộm màu thời gian, cửa gỗ, bức tường đá rêu phong…rất giống với phong cảnh ở Hàn Quốc.

Cây hồng cổ thụ 200 năm ở Ninh Bình một thời "sốt rần rần" giờ thế nào? - Ảnh 8.

Bức tường đá rêu phong được xây dựng phía trước cây hồng cổ rất đẹp. Ảnh: Vũ Thượng

"Mỗi lượt khách đến "sống ảo", có thuê trang phục, chụp ảnh tôi lấy 20.000 đồng/lượt. Nhờ cây hồng cổ mà các con tôi có việc làm, tôi có chút thu nhập", bà Xiêm bộc bạch.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem