Thứ tư, 29/05/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

24/04/2024 6:30 AM (GMT+7)

Quý I năm nay, mảng dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) nước ngoài tiếp tục đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng của FPT với doanh thu đạt 6.999 tỷ đồng (tăng 29%).

Trong phiên giao dịch hôm qua, VN-Index lại quay đầu giảm gần 13 điểm và kết phiên tại mốc 1.177,40 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 12/18 ngành giảm điểm, trong đó ngành bất động sản dẫn đầu đà giảm, theo sau là ngành hóa chất, dịch vụ tài chính,… Ở chiều ngược lại, ngành công nghệ thông tin, bán lẻ,… lại có phiên giao dịch tích cực.

Có thể thấy, thiếu động lực hỗ trợ từ thanh khoản trong phiên tăng điểm đầu tuần, cùng với sự suy yếu của nhóm cổ phiếu trụ đã tạo áp lực lên thị trường trong phiên chiều, thời điểm chứng khoán về tài khoản sau phiên bắt đáy T-2 trước đó, khiến cho VN-Index mở rộng đà giảm điểm về cuối phiên, gần như xóa tan mọi thành quả của phiên tăng trước đó.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn- Ảnh 1.

AGR duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu với giá mục tiêu trong năm 2024 là 125.000 đồng/cp (upside 12%).

Nhà đầu tư cần quan sát các dấu hiệu của thanh khoản

Phiên giao dịch hôm nay (24/4), Chứng khoán Tiên Phong (TPS) nhận định, hiện thanh khoản chưa quay lại sẽ khiến biến động của VN-Index có nhiều nhịp rung lắc, tăng giảm đan xen. Nhìn chung thì phiên giảm điểm ngày hôm qua không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn, giao động vẫn duy trì ở ngưỡng 1.150 – 1.180 điểm.

"Chúng tôi kỳ vọng vào việc thị trường có thể tạo vùng nền tích lũy quanh ngưỡng giá 1.180 và 1.150 điểm. Nhà đầu tư cần quan sát các dấu hiệu của thanh khoản để có thể đưa ra quyết định chính xác ở thời điểm hiện tại. Xu hướng của phiên có thanh khoản đột biến sẽ quyết định xu hướng của thị trường trong ngắn hạn", chuyên gia TPS nhận định.

Có phần bi quan hơn, Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá, xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, Yuanta Việt Nam khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn không nên bán tháo ở các nhịp giảm, dừng bán và nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp hoặc có thể xem xét mua thăm dò với tỷ trọng thấp.

"Chúng tôi lưu ý các vị thế mua mới chỉ nên ở tỷ trọng thấp dưới 20% danh mục và tăng dần tỷ trọng nếu xu hướng ngắn hạn của thị trường chung xác nhận tăng", chuyên gia Yuanta Việt Nam khuyến nghị.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn- Ảnh 2.

Chứng khoán MB (MBS) khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu DGW của Công ty CP Thế Giới Số (HoSE: DGW).

Còn theo Chứng khoán Asean, nhà đầu tư nên tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp nếu không thể bám sát bảng điện. Và có thể tận dụng nhịp hồi để thực hiện chiến lược giao dịch T+ trong phiên giao dịch tới.

Chọn mã cổ phiếu nào phiên hôm nay?

Chứng khoán MB (MBS) khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu DGW của Công ty CP Thế Giới Số (HoSE: DGW).

Theo MBS, xu hướng áp dụng AI vào trong công việc/học tập sẽ là yếu tố thúc đẩy chu kỳ thay thế sản phẩm công nghệ mới của người tiêu dùng. Dựa trên mức nền tiêu thụ thấp của năm 2023, kết hợp với kỳ vọng vào sự phục hồi của ICT-CE vào nửa cuối năm 2024 (chu kỳ thay thế sản phẩm 2,5-3 năm, kỷ lục doanh thu ICTCE vào cuối năm 2021), MBS dự báo doanh thu mảng ICT-CE có thể phục hồi và đạt mức tăng 10/15% trong 2024-2025.

Ở mảng thiết bị văn phòng, DGW có động lực phát triển ở thị trường cung cấp thiết bị bảo hộ lao động trong trung hạn, MBS dự báo doanh thu mảng thiết bị văn phòng có thể đạt mức tăng trưởng 28/30% trong 2024-2025. Tổng hợp lại, doanh thu của DGW giai đoạn 2024-2025 có thể đạt mức tăng 16/21%.

DGW sẽ có thể tối ưu chi phí hỗ trợ bán hàng, giảm tỷ trọng chi phí bán hàng/tổng doanh thu từ 6,1% trong năm 2023 xuống 5,6/5,6% trong 2024-2025, cùng với dự báo tăng trưởng 16/21% về doanh thu có thể giúp lợi nhuận ròng ghi nhận mức tăng trưởng 39%/30% giai đoạn 2024-2025.

Năm 2024, DGW đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng đạt 23.000/490 tỷ đồng, tăng 22%/38% so với cùng kỳ, kế hoạch cổ tức 5% bằng tiền, 30% bằng cổ phiếu.

Về ESOP 2024, DGW dự kiến sẽ phát hành 2 triệu cổ phiếu (tương đương 1,1% số lượng cổ phiếu lưu hành) với giá bán 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến phát hành trong năm 2024, tổng giá trị phát hành là 20 tỷ đồng. Kế hoạch kinh doanh 2024 của doanh nghiệp khá tương đồng so với dự báo của MBS trong bối cảnh kỳ vọng sức cầu tiêu thụ hàng không thiết yếu sẽ phục hồi rõ nét hơn trong nửa cuối năm 2024.

MBS định giá cổ phiếu DGW dựa trên phương pháp DCF (WACC: 10,6%). Tiềm năng tăng giá gồm (1) Sức tiêu thụ ICT-CE phục hồi tốt hơn kỳ vọng, (2) Achison tăng trưởng tốt hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm (1) Sự phục hồi của các mặt hàng ICT-CE chậm hơn dự kiến, (2) Doanh nghiệp duy trì chi phí hỗ trợ bán hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng. Đồng thời, khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu DGW.

Chứng khoán Agribank (AGR) thì khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu FPT của Công ty CP FPT (HoSE: FPT).

Quý I/2024, FPT ghi nhận doanh thu đạt 14.093 tỷ đồng (tăng trưởng 21% so với cùng kỳ năm trước), lợi nhuận trước thuế đạt 2.534 tỷ đồng (tăng trưởng 20%). Mảng dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) nước ngoài tiếp tục đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng của FPT với doanh thu đạt 6.999 tỷ đồng (tăng 29%), trong đó tăng mạnh nhất là Nhật Bản (tăng 34%) và APAC (tăng 33%).

ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức ngày 11/4/2024 vừa qua, FPT đã chính thức thông qua kế hoạch kinh doanh 2024 với doanh thu và lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng trưởng trên 20%. Đồng thời duy trì chính sách trả cổ tức năm 2024 với tiền mặt là 20% và cổ phiếu 15%. FPT sẽ trả cổ tức tiền mặt 10% còn lại của năm 2023 trong quý II tới.

FPT khởi đầu quý 1 thuận lợi với mức tăng kế hoạch kinh doanh trên 20%, đồng thời duy trì triển vọng tăng trưởng tốt đến từ lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, và hưởng lợi xu hướng đầu tư vào AI, chất bán dẫn trên toàn cầu. FPT là tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam và đã vươn tầm quốc tế, sức khỏe tài chính lành mạnh cùng tỷ lệ sinh lời hàng năm cao.

Từ các cơ sở trên, AGR duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu với giá mục tiêu trong năm 2024 là 125.000 đồng/cp (upside 12%).

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thanh tra 4 "ông lớn" kinh doanh vàng: Chênh lệch đáng sợ giữa lợi nhuận và doanh thu

Thanh tra 4 "ông lớn" kinh doanh vàng: Chênh lệch đáng sợ giữa lợi nhuận và doanh thu

4 "ông lớn" vàng là SJC, Doji, PNJ và Bảo Tín Minh Châu nằm trong danh sách bị thanh tra hoạt động kinh doanh vàng của liên bộ. Điều khiến nhiều người ngạc nhiên vì sự chênh lệch đáng sợ giữa doanh thu và lợi nhuận của 4 “ông lớn” vàng này.

Nợ hơn tỷ đô, "trùm" hạ tầng vẫn phát hành trái phiếu khủng

Nợ hơn tỷ đô, "trùm" hạ tầng vẫn phát hành trái phiếu khủng

Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã HoSE: CII) sắp phát hành và chào bán trái phiếu ra công chúng với tổng giá trị phát hành gần 1.900 tỷ đồng. CII tiếp tục sử dụng "đòn bẩy tài chính" dù tổng nợ phải trả tương đương hơn 1 tỷ USD.

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng, phương án bình ổn thay thế từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng, phương án bình ổn thay thế từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 03/6/2024.

Tỉnh giáp TP.HCM thúc đẩy liên kết vùng đón sóng đầu tư

Tỉnh giáp TP.HCM thúc đẩy liên kết vùng đón sóng đầu tư

Thời gian gần đây, Long An nằm ở vị trí cửa ngõ của Đồng bằng sông Cửu Long và giáp TP.HCM liên tục tăng cường đầu tư vào hạ tầng giao thông. Đây là yếu tố góp phần giúp tỉnh tiếp tục thu hút nhiều vốn đầu tư.

Gói ưu đãi vay chỉ giải ngân được 3%, vì sao?

Gói ưu đãi vay chỉ giải ngân được 3%, vì sao?

Trước thực trạng gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp khó khăn tại chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế của Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội chỉ giải ngân được 3% trong 2 năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã đăng đàn trần tình nguyên do.

FinTech, dịch vụ ví điện tử như 'mọc thêm cánh'

FinTech, dịch vụ ví điện tử như 'mọc thêm cánh'

MoMo, VNPAY và ZaloPay -- 3 ví điện tử phổ biến hàng đầu tại Việt Nam và lĩnh vực công nghệ tài chính FinTech -- vừa cùng bắt tay hợp tác với Tập đoàn Visa trong xu hướng xã hội không dùng tiền mặt.