Đưa sâm Lai Châu thành sản phẩm chủ lực, ngành hàng có giá trị kinh tế cao

Tuấn Hùng Thứ năm, ngày 09/05/2024 09:00 AM (GMT+7)
Tỉnh Lai Châu vừa thông qua dự thảo Nghị quyết về phát triển sâm Lai Châu giai đoạn 2024 - 2030, định hướng đến năm 2035, theo đó đến năm 2030 tỉnh Lai Châu phấn đấu có 3.000 ha sâm và định hướng đưa cây sâm Lai Châu thành sản phẩm chủ lực, ngành hàng có giá trị kinh tế cao.
Bình luận 0

Clip: Tiềm năng phát triển sâm Lai Châu thành sản phẩm chủ lực, ngành hàng có giá trị kinh tế cao.

Phát triển sâm Lai Châu thành sản phẩm thương hiệu quốc gia

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ 19 vừa thông qua dự thảo Nghị quyết về phát triển sâm Lai Châu giai đoạn 2024 - 2030, định hướng đến năm 2035. Theo đó, tỉnh Lai Châu đề ra mục tiêu phát triển sâm Lai Châu thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia; Qua đó góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đưa sâm Lai Châu thành sản phẩm chủ lực, ngành hàng có giá trị kinh tế cao- Ảnh 1.

Hiện một số hợp tác xã và hộ dân ở các địa phương có độ cao phù hợp của Lai Châu đang trồng và phát triển cây sâm Lai Châu. Ảnh: Tuấn Hùng

Cụ thể, tỉnh phấn đấu đến năm 2030, diện tích trồng sâm Lai Châu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 3.000 ha tại các huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Tân Uyên và một số vùng có khả năng thích ứng. 100% diện tích trồng sâm Lai Châu được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý.

Sản lượng khai thác sâm Lai Châu vào năm 2030 đạt khoảng 30 tấn/năm (diện tích khai thác khoảng 100ha/năm), đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO hoặc tương đương.

Đến năm 2035, phát triển sâm Lai Châu cùng với sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc gia, có giá trị xuất khẩu cao, tiến tới mang thương hiệu quốc tế, tạo nguồn thu quan trọng cho tỉnh Lai Châu...

Đưa sâm Lai Châu thành sản phẩm chủ lực, ngành hàng có giá trị kinh tế cao- Ảnh 2.

Cây sâm Lai Châu được phát hiện từ năm 2013, người dân ở địa phương có nhiều kinh nghiệm để trồng và phát triển cây sâm. Ảnh: Tuấn Hùng

Để Nghị quyết triển khai đạt kết quả, tỉnh Lai Châu xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt những nội dung cốt lõi của Nghị quyết tới các cấp ủy, tổ chức Đảng, các cán bộ, đảng viên và nhân dân; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lấy các doanh nghiệp, hợp tác xã là trung tâm, cộng đồng dân cư và hộ nông dân là chủ thể trong triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem