HOT HOT HOT:

Làng Cười Du lịch Hải Phòng

04/09/2018 14:06 GMT+7
Hải Phòng là một thành phố cảng và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam và là một thành phố biển nằm trong Vùng duyên hải Bắc Bộ.
Hải Phòng là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương và là một đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam, có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Là thành phố cảng, cửa chính ra biển quan trọng của nước ta, là đầu mối giao thông quan trọng Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. (Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số Hải Phòng là 1.837.302 người, trong đó dân cư thành thị 847.058 người chiếm 46, 1%, dân cư nông thôn 990.244 người chiếm 53, 9%.


 
Hải Phòng còn được biết đến với các tên gọi không chính thức như Thành phố Hoa Phượng Đỏ (do thành phố trước đây trồng nhiều cây phượng), Thành phố Cảng (đây là tên gọi không chính thức phổ biến ở miền Bắc trước 1975 do lúc đó Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) hoặc Thành Tô (một giai đoạn ngắn sau giải phóng miền Bắc vào năm 1955, gọi theo tên Tô Hiệu)
Hải Phòng là trụ sở Bộ Tư lệnh Hải quân.
Trụ sở của Bộ tư lệnh Quân khu 3 trong 8 Bộ tư lệnh
Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, thủy sản, giáo dục và y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam.

ĐỊA LÍ

Hải Phòng là một thành phố ven biển, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp biển Đông.

Quần đảo Cát Bà

Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà
Được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 02 tháng 12 năm 2004.

Vườn quốc gia Cát Bà

QG Cát Bà thành lập ngày 31/3/1986

Đồi núi, đồng bằng

Địa hình phía bắc của Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và ngả thấp dần về phía nam ra biển. Khu đồi núi này có liên hệ với hệ núi Quảng Ninh, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ, gồm các loại đá cát kết, phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển, chia ra làm hai dãy chính:

Dãy chạy từ An Lão đến Đồ Sơn

Đứt quãng, kéo dài khoảng 30 km có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm các núi: Voi, Phù Liễn, Xuân Sơn, Xuân Áng, núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu

Dãy Kỳ Sơn - Tràng Kênh và An Sơn - Núi Đèo gồm hai nhánh:

1. Nhánh An Sơn - Núi Đèo cấu tạo chính là đá cát kết có hướng tây bắc đông nam gồm các núi Phù Lưu, Thanh Lãng, Núi Đèo
2. Nhánh Kỳ Sơn - Trang Kênh có hướng tây tây bắc - đông đông nam gồm nhiều núi đá vôi

Sông

Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, trung bình từ 0, 6 - 0, 8 km trên 1 km²
1. Sông Đá Bạc - Bạch Đằng dài hơn 32 km, là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu, là ranh giới giữa Hải Phòng với Quảng Ninh
2. Sông Cấm dài trên 30 km là nhánh của sông Kinh Môn, chảy qua nội thành và đổ ra biển ở cửa Cấm
3. Sông Lạch Tray dài 45 km, là nhánh của sông Kinh Thầy, từ Kênh Đồng ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Hải và cả nội thành
4. Sông Văn Úc dài 35 km chảy từ Quí Cao, đổ ra biển qua cửa sông Văn Úc làm thành ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng
5. Sông Thái Bình là ranh giới giữa Hải Phòng với Thái Bình
6. Các sông khác: sông Giá, sông Đa Độ, sông Tam Bạc

Bờ biển và biển

Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km, thấp và khá bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra biển.

HÀNH CHÍNH

Thành phố Hải Phòng gồm 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo ; (70 phường, 10 thị trấn và 147 xã):
1- Quận Dương Kinh
2- Quận Đồ sơn
3- Quận Hải An
4- Quận Kiến An
5- Quận Hồng Bàng
6- Quận Ngô Quyền
7- Quận Lê Chân
8- Huyện An Dương
9- Huyện An Lão
10- Huyện đảo Bạch Long Vĩ
11- Huyện đảo Cát Hải
12- Huyện Kiến Thụy
13- Huyện Tiên Lãng
14- Huyện Vĩnh Bảo
15- Huyện Thủy Nguyên

LỊCH SỬ

Vương triều nhà Mạc ở Dương Kinh (Kiến Thuỵ)

Hải Phòng là vùng đất cổ đã nổi tiếng trong lịch sử khi nữ tướng Lê Chân khai phá lập nên trang An Biên ở đây, và được gắn với các cái tên Hải tần phòng thủ. Thời kỳ độc lập tự chủ của các triều đại phong kiến Việt Nam, vùng này lại nổi tiếng với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng: trận Bạch Đằng, 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng, 981 của Lê Hoàn, trận Bạch Đằng, 1288 của Trần Hưng Đạo.
Đến triều đại nhà Hậu Lê (giai đoạn Lê sơ), vùng này nằm trong xứ Hải Dương (là miền cực đông duyên hải của xứ này). Tới Nhà Mạc vì đây, là quê hương của nhà Mạc nên vùng này được chú ý xây dựng thành kinh đô thứ hai gọi là Dương Kinh. Sau đó, từ nhà Lê trung hưng đến nhà Nguyễn vùng này đều thuộc trấn Hải Dương và sau này là tỉnh Hải Dương (1831).
Năm 1871 - 1873, Bùi Viện, được sự tiến cử với vua Tự Đức của Doanh điền sứ Doãn Khuê, đã thực hiện việc xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi là nha Hải phòng sứ. Khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873-1874, nhà Nguyễn phải ký hòa ước Giáp Tuất, trong đó quy định nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng Ninh Hải (Hải Phòng) thuộc tỉnh Hải Dương và Thị Nại tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương thương chính quan phòng. Như vậy, nguồn gốc địa danh Hải Phòng có thể là từ:
• Tên gọi rút ngắn trong cụm từ Hải tần phòng thủ, của nữ tướng Lê Chân đầu thế kỉ 1.
• Tên gọi rút ngắn từ tên gọi của một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải Dương: Hải Dương thương chính quan phòng
• Tên Hải Phòng có thể bắt nguồn từ ti sở nha Hải phòng sứ hay đồn Hải Phòng do Bùi Viện lập từ năm 1871 đời Tự Đức, với căn cứ như sau: "Bến cảng trên sông Cấm trước khi gọi là Hải Phòng đã được gọi là Ninh Hải, địa danh Ninh Hải được dùng chính thức trong giấy tờ, sử sách của ta từ trước khi có tên Hải Phòng cho đến khi bị tên Hải Phòng loại hẳn".
Năm 1887, người Pháp tách vùng lân cận cảng Ninh Hải ra từ tỉnh Hải Dương để cho thành lập tỉnh Hải Phòng. Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot kí sắc lệnh thành lập thành phố Hải phòng - thành phố Hải Phòng chính thức có tên trên bản đồ Liên bang Đông Dương. Theo sắc lệnh thành phố Hải phòng được tách ra từ tỉnh Hải phòng, phần còn lại của tỉnh Hải phòng lập thành tỉnh Kiến An. Về mặt hành chánh, thành phố Hải Phòng là một nhượng địa nên thuộc quyền trực trị của Pháp thay vì dưới thể chế bảo hộ của xứ Bắc Kì. Đến năm 1962 thì tỉnh Kiến An được nhập về thành phố Hải Phòng.

KINH TẾ THƯƠNG MẠI

Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp ngân sách đứng thứ 4 sau Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, và Hà Nội). Năm 2008, thu ngân sách nhà nước của địa phương đạt 24.000 tỉ đồng. Năm 2006 đóng góp khoảng 9.752 tỷ đồng và năm 2007 là 12.000 tỉ đồng. Xem thêm Dự toán thu ngân sách năm 2006 của các tỉnh thành Việt Nam.

Một số chợ tiêu biểu

1. Chợ Sắt
2. Chợ Hàng
3. Chợ Tam bạc
4. Chợ Ga
5. Chợ An Dương
6. Chợ Con
7. Chợ hoa Hạ Lũng

Trung tâm thương mại, siêu thị

1. TTTM Minh Khai (Phố Minh Khai, quận Hồng Bàng). Trong thời kỳ bao cấp, đây là cửa hàng bách hóa tổng hợp lớn nhất thành phố và thường được gọi không chính thức là Tổng hợp Mới để phân biệt với cửa hàng bách hóa tổng hợp xây dựng trước đó ở phố Lê Lai, Ngã Năm.
2. TTTM Parkson Plaza (Đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền)
3. Siêu thị BigC (Đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền)
4. Siêu thị Metro (Đường Hồng Bàng, quận Hồng Bàng)
5. Siêu thị Ánh dương (Phố Trần Phú, quận Ngô Quyền) Đây là một trong những siêu thị đầu tiên tại Hải Phòng nhưng hiện tại đã đóng cửa.
6. Siêu thị Kiến An (Quận Kiến An)
7. Siêu thị Intimex (Phố Lạch tray, quận Ngô Quyền)

Một số khu công nghiệp

1. Khu công nghiệp Nomura Liên doanh giữa Việt nam và Nhật, thành lập từ năm 1994 với thời hạn hoạt động 50 năm. Khu công nghiệp Nomura có diện tích 153 ha, nằm ngay cạnh quốc lộ 5 đi Hà Nội và cách trung tâm thành phố 13 km, cách cảng Hải Phòng 15 km, cách sân bay Cát Bi 20 km.
2. Khu công nghiệp Đình Vũ Liên doanh giữa thành phố Hải Phòng, tập đoàn AIG của Mỹ và tập đoàn IPEM của Bỉ, thành lập năm 1997, có thời hạn hoạt động 50 năm. Khu công nghiệp Đình Vũ có diện tích 945 ha, nằm trên bán đảo Đình Vũ (quận Hải An) cách trung tâm thành phố 7 km. Trong khu công nghiệp này có cảng cho container, hàng rời, hàng tổng hợp với công suất 20.000 DWT và cảng hàng lỏng 10.000 DWT.
3. Khu công nghiệp Đồ Sơn Liên doanh giữa Hải Phòng và công ty Asia Glorious Development (Hồng Kông), thành lập năm 1997 với dự kiến công năng ban đầu là khu chế xuất với tên gọi là Khu chế xuất Hải Phòng 96, sau đó điều chỉnh thành khu công nghiệp và đi vào hoạt động từ năm 2004 với giai đoạn 1 có diện tích 150 ha. Khu công nghiệp Đồ Sơn nằm ven đường 353 từ Hải Phòng đi Đồ Sơn.
4. Khu công nghiệp An Dương (An Dương)Khu hợp tác thương mại Việt Trung (Hải Phòng- Thẩm Quyến)Chủ đầu tư Công ty TNHH liên hợp đầu tư Thâm Việt,
5. Khu công nghiệp tổng hợp cầu Kiền (An Dương)
6. Khu công nghiệp Tràng Duệ (An Dương)
7. Khu công nghiệp - Đô thị Tràng Cát Dự án liên doanh giữa Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc và Tập đoàn Hồng Hải (Foxconn) - Đài Loan với quy mô diện tích lên tới hơn 1000ha tại Tràng Cát - Quận Hải An - TP Hải Phòng, bao gồm: khu công nghiệp (300ha), khu sân golf (200ha) và khu đô thị (360ha).
8. Cụm công nghiệp Vĩnh Niệm (Q Lê Chân)
9. Cụm công nghiệp Sở Dầu (Q Hồng Bàng)
10. Cụm công nghiệp Đặng Cương (An Dương)
11. Cụm công nghiệp Gia Minh (Thuỷ Nguyên)
12. Cụm công nghiệp Tân Liên (Vĩnh Bảo)
13. Cụm công nghiệp An Tràng (An Lão, Hải Phòng|An Lão)
14. Cụm công nghiệp Trường Sơn (An Lão)
15. Cụm công nghiệp thị trấn Tiên Lãng (Tiên Lãng)
16. Cụm công nghiệp Tiên Cường (Tiên Lãng)
17. Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ tại Hải Phòng Chủ đầu tư Công ty cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP JSC)
18. Cụm công nghiệp đóng tàu trọng tải 30.000 tấn xã An Thọ và Chiến Thắng (An Lão) Công ty cổ phần Tập đoàn Vina Megastar làm chủ đầu tư.
Công ty Cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Shinec, đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật
1. Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (Vinashin-Shinec). Chủ đầu tư Công ty Cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Shinec, đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật quy mô hơn 263 ha
2. Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (khu 1 và khu 2).
Khu 1, khu công nghiệp Nam Đình Vũ có quy mô diện tích 1344 ha bao gồm khu phi thuế quan có diện tích 448 ha, nằm trên địa bàn hai phường Đông Hải và Tràng Cát, quận Hải An, Thành phố Hải Phòng. Công ty cổ phần đầu tư Nam Đình Vũ làm chủ đầu tư. Khu 2, khu công nghiệp Nam Đình Vũ có quy mô 658 ha, do công ty cổ phần Hapaco làm chủ đầu tư.

CỬA KHẨU QUỐC TẾ

Đường biển

1. Cảng Hoàng Diệu
2. Cảng Chùa Vẽ, cảng Đình Vũ
3. Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
4. Bến tầu khách quốc tế Hoàng Diệu.

Hàng không

1. Sân bay Cát Bi

HẢI QUAN

1. Cảng Hoàng Diệu
2. Cảng Chùa Vẽ, cảng Đình Vũ
3. Sân bay Cát Bi

GIAO THÔNG

Hải Phòng có đầy đủ các hệ thống giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không.

Đường biển

Cảng Hải Phòng là một hệ thống cảng biển lớn thứ hai Việt Nam sau cảng Sài Gòn.
1. Cảng Hoàng Diệu
2. Cảng Chùa Vẽ, cảng Đình Vũ
3. Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
4. Bến tầu khách quốc tế Hoàng Diệu.
5. Bến tầu khách Cát Bà
6. Bến tầu kháchGia Luận
7. Bến tầu khách Bến Bèo

Đường sông

1. Cảng sông Vật Cách
2. Cảng sông Sở Dầu
3. Bến tầu khách Cửa Cấm
4. Tuyến phía Bắc: Hải Phòng-Quảng Ninh-Hải Dương-Hà Nội-Tuyên Quang-Việt Trì-Hoà Bình-Lào Cai.
5. Tuyến phía Nam: Hải Phòng - Hà Nội - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình.

Đường sắt

Hải Phòng có một tuyến đường sắt là tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, do Pháp xây dựng từ năm 1901 đến ngày 16.6.1902 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hiện được sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa, tuyến đường sắt này đang có kế hoạch được nâng cấp và điện khí hóa.
Cùng với ga Huế và ga Nha Trang, ga Hải Phòng nằm trong số ít những ga đường sắt rất đẹp vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc thời Pháp thuộc.

Hàng không

1. Sân bay Cát Bi
2. Sân bay Kiến An (Đại bản doanh của không lực hải quân VN, do Bộ Quốc phòng quản lí)
3. Sân bay quốc tế Tiên Lãng (Dự án sân bay cấp vùng tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, quy mô khoảng 2.100 ha (7.000 m x 3.000 m).)
4.
Đường bộ
1. Quốc lộ 5A: chiều dài 29, 0 km.Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng:chiều dài toàn tuyến 101km
2. Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: chiều dài 33, 5 km lộ giới 100 m.Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng:chiều dài toàn tuyến 105, 5km
3. Quốc lộ 10: chiều dài 52, 5 km, lộ giới 61, 5 m. Uông Bí - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa:chiều dài toàn tuyến 151km
4. Đường xuyên đảo Hải Phòng - Cát BàToàn tuyến dài 35 km.
5. Quốc lộ 37: chiều dài 20, 1 km, lộ giới 52, 0 m.
6. Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (Đường cao tốc ven biển): (Dự án. chiều dài qua địa bàn 43, 8 km, lộ giới 120, 0 m)

Bến xe

1. Niệm Nghĩa (quận Lê Chân)
2. Cầu Rào (quận Ngô Quyền)
3. Tam Bạc (quận Hồng Bàng)
4. Lạc Long (quận Hồng Bàng)
5. Đình Vũ (quận Hải An)
6. Đồ Sơn (quận Đồ Sơn)
7. Kiến An (quận Kiến An)
8. Thuỷ Nguyên (Thuỷ Nguyên)
9. Kiến Thuỵ (Kiến Thuỵ)
10. Tiên Lãng (Tiên Lãng)
11. Vĩnh Bảo (Vĩnh Bảo)
12. Cát Hải (Cát Hải)
Xe Bus
Cuối năm 2009, Hải Phong có 14 tuyến xe buýt do 5 Doanh Nghiệp khai thác gồm 131 xe:
• Cty đường bộ khai thác
• Công ty TNHH vận tải Thịnh Hưng
• Công ty cổ phần vận tải và thương mại Quảng Đông (gọi tắt là buýt Quảng Đông)
• Công ty cổ phần thương mại du lịch Tấn Việt
• Công ty TNHH Quốc Hưng
Xe khách chất lượng
• Hoàng Long
• Hải âu
• Mai Linh

Cầu

1. Cầu Bính bắc qua sông Cấm nối giữa quận Hồng Bàng và huyện Thủy Nguyên
2. Cầu Kiền bắc qua sông Cấm, nằm trên quốc lộ 10 nối giữa huyện An Dương và huyện Thủy Nguyên
3. Cầu Lạc long bắc qua sông Tam Bạc, thuộc quận Hồng Bàng
4. Cầu Thượng Lý bắc qua sông đào Thượng Lý, thuộc quận Hồng Bàng
5. Cầu Quay còn gọi là cầu Xe Lửa, bắc qua sông Tam Bạc
6. Cầu Rào bắc qua sông Lạch Tray, nối phố Lạch Tray với đường Phạm Văn Đồng
7. Cầu Rào 2 (Đang xây dựng) bắc qua sông Lạch Tray, nối phố Hồ sen kéo dài với đường Phạm Văn Đồng
8. Cầu Niệm bắc qua sông Lạch Tray, nối phố Trần Nguyên Hãn với phố Trường Chinh
9. Cầu An Dương Bắc qua sông Lạch Tray, nằm trên phố Tôn Đức Thắng, giữa quận Lê Chân và huyện An Dương
10. Cầu An Đồng bắc qua sông Lạch Tray, nằm trên đường Nguyễn Văn Linh, giữa quận Lê Chân và huyện An Dương
11. Cầu Kiến An bắc qua sông Lạch Tray, nối giữa quận Kiến An và huyện An Dương
12. Cầu Khuể (đang xây dựng), bắc qua sông Văn Úc
13. cầu Trạm Bạc, bắc qua sông lạch tray, lối An Duơng và An lão
14. Cầu Đá bạc, lối Hải Phòng - Quảng Ninh, bắc qua sông bạch đằng
15. cầu giá, bắc qua sông giá Thủy Nguyên
16. cầu sông mới, bắc qua sông đào Tiên Lãng
17. cầu Nghìn, lối Hải Phòng-Thái Bình, qua sông hóa.
18. cầu Tiên cựu, qua sông VĂn úc, lối An lão-Tiên Lãng
19. cầu Quý cao, bắc qua sông thái bình, lối Hải duơng-vĩnh Bảo

Giao thông đô thị

Thành phố Hải phòng có khoảng 500 tuyến đường phố, nằm trong 7 quận nội thành. Đường dài nhất là đường Phạm Văn Đồng, dài 14.5km, bắt đầu từ cầu Rào và kết thúc ở đầu đường vào khu du lịch Đồ sơn. Ngắn nhất là phố Đội Cấn, nối từ phố Lê Lợi đến phố Lương Văn Can thuộc quận Ngô Quyền, chỉ dài hơn 70 mét.

Các đường phố lớn

1. Đường Phạm Văn Đồng (Quận Dương kinh, quận Đồ sơn)
2. Đường Lê Hồng Phong (Quận Ngô Quyền, quận Hải an)
3. Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận Ngô Quyền, quận Hải an)
4. Đường Nguyễn Văn Linh (Quận Lê Chân, huyện An Dương)
5. Phố Tôn Đức Thắng (Quận Lê Chân, huyện An Dương, quận Hồng Bàng)
6. Phố Trường Chinh (Quận Kiến an)
7. Phố Trần Tất Văn (Quận Kiến An)
8. Phố Lê Duẩn (Quận Kiến an)
9. Phố Trần Thành Ngọ (Quận Kiến an)
10. Phố Văn Cao (Quận Ngô Quyền, quận Hải an)
11. Phố Lạch tray (Quận Ngô Quyền)
12. Phố Đà Nẵng (Quận Ngô Quyền)
13. Phố Lê Lợi (Quận Ngô Quyền)
14. Phố Cầu Đất (Quận Ngô Quyền)
15. Phố Lương Khánh Thiện (Quận Ngô Quyền)
16. Phố Điện Biên Phủ (Quận Ngô Quyền, quận Hồng Bàng)
17. Phố Tô Hiệu (Quận Lê Chân)
18. Phố Trần Nguyên Hãn (Quận Lê Chân)
19. Phố Nguyễn Đức Cảnh (Quận Lê Chân)
20. Phố Hai Bà Trưng (Quận Lê Chân)
21. Phố Quang Trung (Quận Hồng Bàng)
22. Phố Nguyễn Tri Phương (Quận Hồng Bàng)
23. Phố Trần Phú (Quận Hồng Bàng)
24. Phố Bạch Đằng (Quận Hồng Bàng)
25. Phố Đinh Tiên Hoàng (Quận Hồng Bàng)
26. Phố Hoàng Văn Thụ (Quận Hồng Bàng)
27. Phố Hoàng Diệu (Quận Hồng Bàng)

GIÁO DỤC Y TẾ

Các trường Đại học

1. Đại học Hàng hải Việt Nam (484 Lạch Tray, quận Ngô Quyền)
2. Đại học Y Hải Phòng (Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Ngô Quyền)
3. Đại học Hải Phòng (171 Phan Đăng Lưu, quận Kiến An)
4. Đại học Dân lập Hải Phòng (phố Dân lập, quận Lê Chân)

Các trường Cao đẳng


1. Trường Cao đẳng nghề Hải phòng
2. Trường Cao đẳng nghề Vinashin
3. Trường Cao đẳng nghề Duyên Hải
4. Trường Cao đẳng thủy sản Hải phòng
5. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Hải phòng
6. Trường Cao đẳng Y tế Hải phòng
7. Trường Cao đẳng Cộng đồng
8. Trường cao đẳng Hàng Hải 1
9. Trường Cao đẳng Bách Nghệ
10. Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics
11. Trường Cao đẳng giao thông vận tải TW 2
12. Trường Cao đẳng Nghề Bắc Nam
13. Trường Cao đẳng VĂn Hóa nghệ thuật Hải Phòng
14. Trường Cao đẳng Nghề số 3 (QK3)
15. Trường Cao đẳng GT Công Chính
16. Trường Cao đẳng công nghiệp

Các bệnh viện lớn

1. Bệnh viện đa khoa Việt Tiệp Hải Phòng (phố Nhà thương, quận Lê Chân)
2. Bệnh viện Nauy
3. Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng (phố Trần Quang Khải, quận Hồng bàng)
4. Bệnh viện trẻ em Hải Phòng (phố Trường Chinh, quận Kiến An)
5. Bệnh viện đa khoa Kiến An (Quận Kiến An)
6. Bệnh viện lao Hải Phòng (Quận Kiến An)
7. Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Phòng (phố Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân)
8. Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng (Đông Khê, quận Ngô Quyền)
9. Viện Quân Y 7 (phố Bến Bính, quận Hồng Bàng)
10. Viện Y học biển Việt Nam (Đường Nguyễn Văn Linh, quận Lê Chân)
11. Viện Y học Hải Quân (Đường Phạm Văn Đồng, quận Dương Kinh)
12. Viện Mắt
13. Bệnh viện tâm thần Hải Phòng

THỜI TIẾT


Thời tiết Hải phòng mang tính chất đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt nam: nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Tuy nhiên, Hải Phòng có một chút khác biệt so với Hà Nội về mặt nhiệt độ và thời tiết. Do cạnh biển, thành phố này ấm hơn 1 độ vào mùa đông và mát hơn 1, 2 độ vào mùa hè.

VĂN HÓA DU LỊCH

Biểu tượng

Hoa phượng vĩ là một biểu tượng của thành phố cảng Hải Phòng. Loài cây này được trồng nhiều bên các con đường trong thành phố. Hàng phượng đẹp nhất, rực rỡ nhất mang tính biểu tượng của thành phố được trồng gần khu vực quảng trường Nhà Hát lớn thành phố và quán hoa Hải Phòng. Tuy nhiên vì thân cây phượng vĩ dễ bị mục và gẫy đổ khi có bão lớn nên những năm gần đây thành phố đã chuyển sang trồng những loại cây khác trên đường phố, dẫn tới số lượng phượng vĩ ở Hải Phòng đã giảm đáng kể.
Ngoài loại hoa mang tính biểu tượng là Hoa Phượng, Hải Phòng có các công trình mang tính biểu tượng khác là Quán Hoa thành phố, Nhà Hát Lớn thành phố, lâu đài Vạn Hoa (ở bán đảo Vạn Hoa, bây giờ là Casino).

Lễ hội

• Hội chọi trâu Đồ sơn
• Hội vật cầu làng Kim (Kim Sơn, Kiến Thuỵ) sáng mồng 6 tháng Giêng
• Lễ hội đua thuyền rồng trên biển Đồ Sơn: sáng mùng 4 Tết âm lịch Canh Dần (ngày 17-2), tại bãi biển khu 1 (Đồ Sơn)

Đình, Chùa

• Đình Hàng kênh tên chữ là Nhân Thọ còn có tên là đình Rồng Bay toạ lạc trên đường Nguyễn Công Trứ, Hàng Kênh
• Đền Nghè - ngôi đền thờ nữ tướng Lê Chân, người có công khai phá, tạo dựng vùng đất Hải Phòng
• Chùa Dư Hàng có tên chữ là Phúc Lâm Tự, thuộc địa bàn phường Hồ Nam, quận Lê Chân.
• Chùa Đỏ phố Lê Lai, quận Ngô Quyền. Có pho tượng Phật Thích Ca bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Tượng cao 5 mét 4 chưa kể bệ, do anh Đoàn Trúc tạc bằng 20 mét khối gỗ mít thành phẩm.
• Chùa Hải Ninh (Đồng Thiện) Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân. Sân chùa có hai ngọn tháp ghi 40 bức ký họa về thời kỳ mới xây dựng thành phố Hải Phòng
• Chùa Nguyệt Quang Phường Đông Khê, quận Ngô Quyền
• Chùa Phổ Chiếu (Chùa Chiếu) Phường Dư Hàng Kênh, Quận Lê Chân
• Đền Lý Học Thờ danh nhân văn hoá Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
• Đền thờ Nam Hải Thần Vương Đảo Dáu
• Đền Bà Đế Đồ Sơn
• Chùa Tường Long trên núi Ngọc Sơn, phường Vạn Sơn, Đồ Sơn

Kiến trúc

Thành phố mang đậm dấu ấn kiến trúc thuộc địa của Pháp. Kiến trúc của Hải Phòng rất giống Hà Nội dưới thời Pháp thuộc về tổng thể, chỉ nhỏ hơn về quy mô.
Đến thời điểm này (2009), Hải Phòng còn giữ được nhiều khu phố với kiến trúc khá nguyên vẹn từ thời Pháp thuộc. Khu vực quận Hồng Bàng là một ví dụ, nhiều phố với những biệt thự khá đẹp, chưa bị cơi nới và phá vỡ về tổng thể, đường phố sạch và không quá đông đúc.
• Ga Hải Phòng: Phố Lương Khánh Thiện, Q Ngô Quyền
• Bưu điện Hải Phòng: 5 Phố Nguyễn Tri Phương, Q Hồng Bàng
• Thành Uỷ Hải Phòng: 5 Phố Nguyễn Tri Phương, Q Hồng Bàng
• Bảo tàng lịch sử Hải Phòng: Phố Điện Biên Phủ, Q Hồng Bàng
• Điện lực Hải Phòng: Phố Minh Khai, Q Hồng Bàng
• Kho bạc nhà nước Hải Phòng: Phố Nguyễn Tri Phương, Q Hồng Bàng
• Ngân Hàng Thương mại Hải Phòng: Phố Trần Phú, Q Ngô Quyền
• Nhà hát Thanh Niên (Nhà Hát Nhân Dân: Phố Lạch Tray, Q Ngô Quyền
• Nhà thờ lớn: Phố Hoàng Văn Thụ, Q Hồng Bàng
• Trường PTTH Ngô Quyền: Phố Mê Linh, Q Lê Chân.
• Tháp đồng hồ 3 mặt (Hải Phòng) Phố Điện Biên Phủ, Q Hồng Bàng
• Cầu Quay (Cầu xe Lửa): Phố Nguyễn Đức Cảnh, Q Hồng Bàng
• Trạm Thiên Văn Hải Phòng: núi Thiên Văn, Q Kiến An
• Lâu đài Vạn Hoa : (ở bán đảo Vạn Hoa, bây giờ là Casino).Q Đồ Sơn.
• Quán Hoa thành phố: Phố Hoàng Văn Thụ, Q Hồng Bàng
Ở quận Hồng Bàng có khu phố Tàu gần chợ Sắt (phố Khách nay là phố Phan Bội Châu và phố Trung quốc nay là phố Tam Bạc) có những nét giống như khu vực Chợ Lớn ở TP.HCM, đặc biệt là phố Tam Bạc nằm ngay bên con sông Tam Bạc thơ mộng, trên bến dưới thuyền, từng là đề tài cho nhiều họa sĩ.

Một số công trình kiến trúc mới của Hải Phòng:

• Thư Viện Thành Phố Phố Lạch Tray- P Đổng Quốc Bình - Q Ngô Quyền)
• Bảo tàng Hải quân Chân Cầu Rào- Quận Dương Kinh
• Khách sạn Hữu nghị - 60 Phố Điện Biên Phủ, Q Hồng Bàng
• Khách sạn Habour view - Phố Trần Phú, Q Ngô Quyền
• Khách Sạn Nam Cường (Tên cũ Tray Hotel) - Phố Lạch Tray, Q Ngô Quyền
• Khách sạn Pearl River -Km8 Đường Phạm Văn Đồng, Q Dương Kinh
• Khách sạn Công đoàn Đồ Sơn
• Khách sạn Holiday View -1/4 Cát Bà
• Khách sạn Hướng Dương - Khu 4, Cát Bà
• Khách sạn Cát Bà Princess - Đường Núi Ngọc, Cát Bà
• Toà nhà Ánh Dương -Phố Trần Phú, Q Ngô Quyền
• Toà nhà Cánh Diều -Đường Phạm Văn Đồng, Q Dương Kinh
• Toà nhà LG -Phố Trần Hưng Đạo, Q Hồng Bàng
• TD Plaza - Đường Lê Hồng Phong, Q Ngô Quyền
• Toà nhà DG -Phố Trần Phú, Q Ngô Quyền
• Tòa nhà PVFC Hải Phòng Phố Quang Trung, Q Hồng Bàng
• Toà nhà Carmela - Phường Hùng Vương, Q Hồng Bàng
• Toà nhà Vtel Hải phòng- Đường Lê Hồng Phong (Đi Sân Bay Cát Bi), Q Hải An
• Toà nhà Mobifone Khu vực 5-Số 8 lô 28 đường Lê Hồng Phong, , Q Ngô Quyền
• Toà nhà vũ trụ- Phố Lý Tự Trọng, Q Hồng Bàng

Một số Khu Đô thị mới của Hải Phòng


• Khu Đô thị Ngã 5 - Sân bay Cát Bi (Đại lộ Lê Hồng Phong chiều dài 4km): Quận Ngô Quyền & Quận Hải An
• Khu Đô thị PG (Xã An Đồng- Huyện An Dương)
• Khu Đô thị Anh Dũng (Xã Anh Dũng - Quận Dương Kinh)
• Khu Đô thị Cái Giá (Huyện Thuỷ Nguyên)
• Khu Đô thị Cựu Viên (Quận Kiến An)

Các công trình văn hóa


1. Nhà hát lớn Hải Phòng
2. Quán hoa: Gồm 5 quán bán hoa được xây dựng từ thời Pháp thuộc trên khu vực quảng trường Nhà hát Lớn với đường nét kiến trúc đình làng cổ Việt nam. Khi xây dựng quán hoa, các bộ phận được làm sẵn từ nơi khác rồi mang đến lắp ráp chỉ trong một đêm.
3. Bảo tàng Hải Phòng: Trưng bày các hiện vật và thông tin về lịch sử thành phố từ thời tiền sử tới nay. Tòa nhà Bảo tàng Hải Phòng vốn là trụ sở của Ngân hàng Pháp-Hoa thời Pháp thuộc, được xây dựng theo kiến trúc gô-tích từ cuối thập niên 1910.
1. Trung tâm triển lãm VHNT Hải Phòng
2. Trung tâm hội nghị thành phố Hải Phòng
3. Cung VHLĐ Việt Tiệp
4. Cung Văn hóa Thanh niên Hải Phòng Được xây trên nền Nhà hát Nhân dân, là nhà hát ngoài trời, được xây dựng sau khi hòa bình lập lại vào cuối những năm 1950 trên khu đất trước là trường đua ngựa.
5. Cung Thiếu nhi Hải Phòng
6. Trung tâm triển lãm quốc tế Hải Phòng (Nhà Diều)

Tượng đài

1. Tượng đài Lê Chân
2. Tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm (Thư Viện Thành Phố) Phố Lạch Tray- P Đổng Quốc Bình - Q Ngô Quyền)
3. Cụm Tượng đài chiến thắng Cát Bi
4. Tượng đài Bà Mẹ Sông Hồng (Trong khuôn viên Bộ Chỉ Huy Quân Khu 3, Quận Kiến an
5. Tượng đài Nguyễn Đức Cảnh (Cung VHLĐ Việt Tiệp)
6. Tượng đài Công Nhân Cảng (Cảng Hoàng Diệu)
7. Tượng đài Bác HồTrường Đại Học Hải Phòng Quận Kiến an
8. Tượng đài Tiếng trống Kim Sơn Núi Đối Kiến Thuỵ

Công viên, vườn hoa, hồ

1. Vườn hoa Trung tâm (thời Pháp thuộc gọi là vườn hoa Nhà kèn)
2. Vườn hoa Nguyễn Du
3. Vườn hoa Kim Đồng (Vườn trẻ)
4. Vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi
5. Vườn hoa Nguyễn Bỉnh Khiêm
6. Công viên An biên
7. Hồ An biên (còn gọi là hồ Đào hoặc hồ Mắm tôm)
8. Hồ Tam bạc (trước là sông Lấp cải tạo thành hồ năm 1985)
9. Hồ Hạnh phúc (nằm ở trung tâm Quận Kiến An, gần trụ sở Ủy ban Hành chính tỉnh Kiến An cũ)
10. Hồ Phương Lưu
11. Hồ Quần ngựa (sau giải phóng miền Bắc, nhà hát Nhân dân được xây ở khu vực bên trong hồ Quần ngựa, nhà hát Nhân dân sau đó bị dỡ bỏ do không còn phù hợp và được thay thế bằng Cung VHTT Thanh niên Hải Phòng như ngày nay)
12. Hồ Sen
13. Hồ Lâm tường
14. Hồ Dư hàng

Du lịch

Hải Phòng có các khu du lịch biển nổi tiếng là:
• Biển Đồ Sơn
• Cát Bà.
• Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà
• Vườn quốc gia Cát Bà
• Sân Golf Đồ Sơn
• Sân Golf Cái Giá
• núi Voi
• Hòn Dáu

Rạp hát, kịch, chèo, rối & Chiếu Phim
1. Nhà hát Thành phố
2. Công Nhân
3. Rạp 1.5
4. Nhà hát Tháng Tám
5. Nhà Múa Rối
6. Nhà hát chèo
7. Mega Star

Ẩm thực


Hải Phòng nổi tiếng với các món hải sản. Các nhà hàng hải sản ở khu vực Đồ Sơn nổi tiếng với tôm cua cá mực rất tươi và giá phải chăng. Phong cách chế biến hải sản ở Hải Phòng theo phong cách dân dã, nhấn mạnh thực chất và vị tươi ngon của nguyên liệu nhiều hơn sự cầu kỳ trong gia vị và cách chế biến. Một vài món ăn khác trở thành đặc trưng của thành phố này là canh bánh đa, bao gồm cả bánh đa trắng và bánh đa đỏ, ăn với nước dùng nấu từ cua đồng hoặc xương ninh. Ngoài ra, Hải Phòng còn có đặc sản: Bún chả, bún cá, Bánh cuốn chả, bánh mì pate cay, ăn rất ngon và có vị đặc trưng.

THỂ THAO

Hải phòng là một trong những trung tâm thể thao lớn nhất Việt nam. Thể thao Hải phòng có thế mạnh về các môn: Bóng đá, Bắn súng, bơi lội, điền kinh... Người Hải phòng đặc biệt hâm mộ bóng đá đến cuồng nhiệt. Sân vận động Lạch Tray của Hải phòng luôn kín chỗ mỗi khi có những trận đá bóng. Không chỉ có mặt thường trực ở SVĐ Lạch tray, cổ động viên bóng đá Hải phòng còn theo chân đội bóng của thành phố mình đến sân khách để cổ vũ. Đội bóng đá hiện nay của Hải phòng là câu lạc bộ bóng đá Xi Măng Hải Phòng

Những công trình thể thao

• SVĐ Lạch tray
• Nhà thi đấu Lạch tray
• SVĐ khu LHTT Hải phòng (Q Dương Kinh)
• Nhà thi đấu đa năng khu LHTT Hải phòng (Q Dương Kinh)
• Nhà VHTT Thanh niên
• SVĐ Cảng (Q Hồng Bàng)
• Nhà VHTT Thanh niên Q Hồng Bàng
• SVĐ Máy tơ quận Ngô Quyền
• Nhà thi đấu thể thao quận Ngô Quyền
• SVĐ Hồ sen quận Lê Chân
• Nhà thi đấu thể thao quận Lê Chân
• SVĐ Đằng Lâm (Q Hải An)
• SVĐ Kiến An
• SVĐ Đồ Sơn
• SVĐ An Dương
• SVĐ Kiến Thuỵ
• SVĐ Tiên lãng
• SVĐ Thuỷ Nguyên
• SVĐ An Lão
• SVĐ Vĩnh Bảo
• SVĐ Quân khu 3
• Nhà thi đấu Quân khu 3
• SVĐ Đại Học Hàng Hải
• SVĐ Đại Học Dân Lập Hải Phòng
• Sân Bóng Cỏ nhân tạo Cung VHTT thanh Niên (Lạch Tray)

TRUYỀN THÔNG

• Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng:
kênh FM trên tần số 93, 7 Mhz, truyền hình THP phát trên kênh 28 UHF
• Nhật báo (báo Hải Phòng)
• Nhật báo An Ninh Hải Phòng
• Nhật báo Mua bán.net Hải Phòng
• Báo Giá Cả thị trường Hải Phòng
• Tạp chí Cửa biển của Hội Văn Hóa Nghệ Thuật Hải phòng,

CON NGƯỜI

Năm 1897 tức vài năm sau khi thành lập, Hải Phòng có dân số 18.480.
Người Hải Phòng mang đậm dấu ấn của người dân miền biển, đặc biệt là trong sinh hoạt. Họ thường được biết đến với lối sống đơn giản và trực tính.

Danh nhân đất cảng

• Lê Chân
• Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) Trạng nguyên, Tả Thị lang Đông các Học sĩ, nhà Mạc
• Lê Ích Mộc, đỗ Trạng nguyên năm 1502, thượng thư, nhà Mạc
• Trần Tất Văn, đỗ Trạng Nguyên năm 1526, Tả thị lang, nhà Lê
• Phạm Tử Nghi (1509-1551)
• Nguyễn Sơn Hà (1894-1980)
• Khái Hưng (1896 - 1947)
• Thế Lữ (1907-1989)
• Đinh Nhu (1910-1945)
• Trần Văn Cẩn (1910-1994)
• Hoàng Quý (1920 - 1946)
• Hoàng Thế Thiện (1922-1995)
• Văn Cao (1923-1955)
• Đoàn Chuẩn (1924-2001)
• Trần Bảng (1926 -)
• Nguyễn Quang Riệu (1932 -)
• Thanh Tùng (nhà thơ) (1935 -)
• Đoàn Duy Thành
• Ngô Thụy Miên (1948 -)
• Lệ Thu (1943 -)
(Dân Việt)