HOT HOT HOT:

Làng Cười Du lịch Quảng Ngãi

04/09/2018 15:49 GMT+7

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Được biết đến với tên gọi "quê mía xứ đường".

Biểu tượng của tỉnh

Thuật ngữ núi Ấn sông Trà dùng để chỉ tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Từ lâu người dân địa phương cho rằng đây là ngọn núi thiêng của tỉnh. Năm 1850, vua Tự Đức đã liệt Núi Thiên Ấn vào hàng danh sơn (ghi vào tự điển) và sông Trà Khúc vào hàng đại xuyên (con sông lớn, khắc vào dụ đỉnh cùng với sông Vệ). Núi Ấn còn được Nguyễn Cư Trinh vịnh trong Quảng Ngãi thập cảnh (sau là Quảng Ngãi thập nhị cảnh) là "Thiên Ấn niêm hà". Ngày 2 tháng 3 năm 1990, Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch đã công nhận núi Thiên Ấn, chùa Thiên Ấn và mộ Huỳnh Thúc Kháng (trên ngọn núi này) là thắng cảnh cấp quốc gia theo quyết định số 168 VH/QĐ.

 

Vị trí địa lí

Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc và cách Tp Hồ Chí Minh 838 km về phía Nam.

Hành chính

Tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 13 huyện trong đó có 1 huyện đảo, 7 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi:
• Thành phố Quảng Ngãi
• Huyện Ba Tơ
• Huyện Bình Sơn
• Huyện Đức Phổ
• Huyện Minh Long
• Huyện Mộ Đức
• Huyện Nghĩa Hành
• Huyện Sơn Hà (Trang chủ UBND huyện Sơn Hà)
• Huyện Sơn Tây
• Huyện Sơn Tịnh
• Huyện Tây Trà
• Huyện Trà Bồng
• Huyện Tư Nghĩa
• Huyện đảo Lý Sơn

Địa lí
Quảng Ngãi nằm ở miền Nam Trung bộ, có nhiều núi đồi cao, gò, thung lũng và biển cả chia làm các miền riêng biệt.
Miền núi chiếm gần bằng 2/3 diện tích. Miền đồng bằng: đất đai phần lớn là phù sa nhiều cát, đất xấu.
• Tổng diện tích: 513.520 ha
• Đất ở: 6594 ha
• Đất nông nghiệp: 99.055 ha
• Đất lâm nghiệp: 144.164 ha
• Đất chuyên dùng: 20.797 ha
• Đất chưa sử dụng: 37.061 ha

Khí hậu

Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới và gió mùa. Nhiệt độ trung bình 25-26,9°C. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng.
Khí hậu có nhiều gió Đông Nam ít gió Đông Bắc vì địa hình địa thế phía nam, và do thế núi địa phương tạo ra.
Mưa 2.198 mm/năm nhưng chỉ tập trung nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11, 12, còn các tháng khác thì khô hạn.

Dân số


• Dân số: 1.271.370 người (2004). Trong đó vùng đồng bằng là 1.064.879; vùng núi là 186.689 người và vùng hải đảo 19.802 người. Dân số tỉnh đang có xu hướng hơi giảm về cơ học, theo kết quả điều tra chính thức ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Quảng Ngãi chỉ còn 1.217.159 người.
• Dân tộc trong tỉnh gồm: Việt (Kinh), Hrê, Co, Xơ Đăng...

Kinh tế

Quảng Ngãi là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Khu kinh tế Dung Quất đến thời điểm năm 2010 đã thu hút vốn đầu tư trên 10,6 tỷ đô la Mỹ, với 112 dự án được cấp phép đầu tư, vốn đăng ký hơn 125.600 tỷ đồng. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã vận hành và cho ra sản phẩm.
Trong giai đoạn 5 năm (2006-2010) mỗi năm tốc độ tăng trưởng công nghiệp hơn 53%, công nghiệp chiếm tỷ trọng 55,3% trong kinh tế tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2009 thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đạt trên 4.258 tỷ đồng, là một trong 10 tỉnh, thành phố có số thu ngân sách cao của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 14 triệu đồng/người/năm.
Theo kế hoạch năm 2010, tỉnh Quảng Ngãi sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 34-35%, GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 22 triệu đồng/người/năm (tương đương 1.200 USD); thu ngân sách nhà nước 14.370 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo dưới 15%. [4]
Kinh tế tỉnh Quảng Ngãi năm 2006
Cơ cấu kinh tế:
• Nông lâm ngư nghiệp: 32%
• Công nghiệp - xây dựng: 33,5%
• Dịch vụ: 34,5%
Tăng trưởng kinh tế:
• GDP: 12,3%
• Nông lâm ngư nghiệp: 4,3%
• Công nghiệp - xây dựng: 25,7%
• Dịch vụ: 11,2%
Kinh tế tỉnh Quảng Ngãi năm 2007
Cơ cấu kinh tế:
• Nông lâm ngư nghiệp: 29-30%
• Công nghiệp - xây dựng: 36-37%
• Dịch vụ: 33-34%
Tăng trưởng kinh tế:
• GDP: 13-13,5%
• Nông lâm ngư nghiệp: 4,5-5%
• Công nghiệp - xây dựng: 26-27%
• Dịch vụ: 11-12%
GDP bình quân đầu người: 447 USD
Kinh tế tỉnh Quảng Ngãi năm 2009
Năm 2009 Quảng Ngãi đứng thứ 7 cả nước về thu ngân sách [5]. Nguồn thu ngân sách tăng đột biến, từ 1.700 tỉ đồng năm 2008 lên 4.610 tỉ đồng. Dự kiến năm 2010, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 14.000 tỉ đồng và có khả năng đứng thứ 4 trong các tỉnh thành Việt Nam.
Khu công nghiệp
• Khu công nghiệp Quảng Phú (Thành phố Quảng Ngãi)
• Khu công nghiệp Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh)
• Khu công nghiệp Phổ Phong (huyện Đức Phổ)
• Khu kinh tế Dung Quất (tiền thân là khu công nghiệp Dung Quất, huyện Bình Sơn) trong đó quan trọng nhất là Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Văn hóa

Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Bên cạnh đó là hai danh thắng nổi tiếng là "núi Ấn sông Trà". Quảng Ngãi là quê hương của Trương Định, Lê Trung Đình; nhiều nhà trí thức, nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, nghệ sỹ tên tuổi: Bích Khê, Tế Hanh, NSND Trà Giang, Trương Quang Lục, Thế Bảo, Nhất Sinh...
Lễ hội
• Lễ hội nghinh cá Ông
• Lễ khao lề thế lính (Lý Sơn)
• Lễ hội đâm trâu
• Lễ hội cầu ngư
• Lễ hội đua thuyền truyền thống

Giáo dục

Vào ngày 7/9/2007, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kí quyết định nâng cấp trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ngãi và Cao đẳng cộng đồng Quảng Ngãi thành trường Đại học Phạm Văn Đồng[1] là trường chính quy đầu tiên thuộc UBND tỉnh quản lí, tuyển sinh khu vực miền trung và tây nguyên. Ngoài ra, tại thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa có trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán thuộc Bộ Tài Chính.

Du lịch

Là tỉnh duyên hải, Quảng ngãi có địa hình khá phức tạp, dãy Trường Sơn đâm ra sát biển nên tạo nhiều thắng cảnh đẹp như: Núi Thiên Ấn, Sa Kỳ, Núi Phú Thọ và Cổ lũy cô thôn. Với đường bờ biển dài 150 km kéo dài từ An Tân đến Sa Huỳnh lộng gió với nhiều bãi biển đẹp: Khe Hai, Mỹ Khê, Minh Tân, Đức Tân, Sa Huỳnh... Bên cạnh đó là những địa danh như: Ba Tơ, Vạn Tường, Trà Bồng, Mỹ Lai. Với sự quan tâm thích đáng của tỉnh và Tổng cục du lịch Việt Nam - Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch trong những năm gần đây ngành du lịch đã trở nên khởi sắc
Du lịch Quảng Ngãi gồm có các khu du lịch Mỹ Khê, Sa Huỳnh, khu du lịch văn hoá Thiên Ấn, khu du lịch sinh thái núi Cà Đam, khu du lịch Thác Trắng, khu du lịch Suối Chí, khu Du lịch văn hoá Thiên Bút, khu du lịch Thạch Nham, khu du lịch đảo Lý Sơn, khu du lịch sinh thái Vạn Tường, khu nghĩ dưỡng Vạn Tường.

Tiềm năng

Tỉnh Quảng Ngãi có 150 km đường bờ biển kéo dài từ An Tân đến Sa Huỳnh nên có nhiều bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, Sa Huỳnh Khe Hai, Lệ Thủy, Minh Tân...
Quảng Ngãi có các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh (cách đây 2000 đến 3000 năm), Chùa Ông với kiến trúc là sự kết hợp giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Việt, Văn hóa ChămPa với Thành cổ Châu Sa, ngoài khơi có đảo Lý Sơn với các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh như Xóm Ốc, suối Chình, văn hóa Chămpa. Với 23 di tích lịch sử văn hóa và 2 di tích danh nhân quốc gia hiện có Quảng Ngãi còn có hơn 100 di tích cấp tỉnh và đang từng bước lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa thông tin công nhận nhằm bảo tồn và phát huy giá trị.
Có lẽ không có tỉnh nào, ngoài các di tích cách mạng, di tích danh nhân, di tích thắng cảnh, hội đủ các loại hình du lịch: du lịch tâm linh, du lịch di tích lịch sử cách mạng, du lịch nghĩ dưỡng biển và du lịch sinh thái, Quảng Ngãi còn có các di tích căm thù và qua 2 cuộc kháng chiến, Quảng Ngãi cũng là nơi có các cuộc đấu tranh đi vào lịch sử: Ba Tơ, Trà Bồng, Ba Gia, Vạn Tường, khu chứng tích Sơn Mỹ.
Quảng Ngãi nổi tiếng với các đặc sản: muối Sa Huỳnh, quế Trà Bồng, mạch nha, đường phổi, kẹo gương...

Các di tích lịch sử

• Núi Thiên Ấn, Chùa Thiên Ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng.
• Thành cổ Châu Sa.
• Núi Phú Thọ và Cổ lũy cô thôn.
• Chùa Ông.
• Chùa Hang
• Quần thể di tích theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm.
• Di tích và đền thờ Bùi Tá Hán.
• Các di chỉ của Văn hóa Sa Huỳnh.
• Khu chứng tích Sơn Mỹ.
• Di tích chiến thắng Vạn Tường.
• Di tích vụ thảm sát Diên Niên - Phước Bình.
• Di tích vụ thảm sát Khánh Giang - Trường Lệ.
• Di tích vụ thảm sát Bình Hòa

Các địa điểm du lịch

• Bãi biển Sa Huỳnh.
• Bãi biển Mỹ Khê.
• Đảo Lý Sơn.
• Sông Trà Khúc.
• Dung Quất.

Hệ thống bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi

• Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, trưng bày các di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa chămpa, văn hóa các dân tộc tỉnh Quảng Ngãi. Địa chỉ: 20 Lê Trung Đình, Thành phố Quảng Ngãi
• Bảo tàng chứng tích Sơn Mỹ, trưng bày hình ảnh tội ác của đế quốc trong vụ thảm sát Mỹ Lai. Địa chỉ: quốc lộ 24B xã Tịnh Khê, Sơn Tịnh
• Bảo tàng đội du kích Ba Tơ, trưng bày hình ảnh liên quan đến đội du kích Ba Tơ 11/03/1945, văn hóa dân tộc H're; quốc lộ 24A, thị trấn Ba Tơ, Ba Tơ
• Bảo tàng chiến thắng Vạn Tường, có khuôn viên rộng nhất tỉnh; trưng bày hình ảnh liên quan đến chiến thắng Vạn Tường, trong nhà và khu ngoài trời là xác xe tăng của giặc; hệ thống địa đạo và hào; Địa chỉ: xã Bình Hải, Bình Sơn
• Bảo tàng cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền tây Quảng Ngãi, trưng bày hình ảnh liên quan đến đến cuộc khởi nghĩa Trà Bồng ngày 8 tháng 8 năm 1959, và đồng khởi Bến Tre năm 1960, văn hóa dân tộc Kor; thị trấn Trà Xuân, Trà Bồng
• Phòng trưng bày Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm, trưng bày hình ảnh các dụng cụ y tế phục vụ chữa trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân và bộ đội quân khu V trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, về Đặng Thùy Trâm. Địa chỉ: xã Phổ Cường, Đức Phổ
• Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh (quy mô quốc gia đang xây dựng). Địa chỉ: thị tứ Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, Đức Phổ

Danh mục di tích lịch sử - văn hóa hạng quốc gia

1. Khu chứng tích Sơn Mỹ: Thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Quyết định số 54 - VHTT/QĐ ngày 29.4.1979.
2. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ: TT Ba Tơ, xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ. Quyết định số 92 ngày 10.7.1980.
3. Chiến thắng Vạn Tường: xã Bình Hải, huyện Bình Sơn. Quyết định 147 ngày 24.12.1982.
4. Mộ và đền thờ Bùi Tá Hán: phường Quảng Phú, Tp Quảng Ngãi. Quyết định số 168 ngày 02.3.1990.
5. Thắng cảnh Núi Thiên Ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng: xã Tịnh Ấn Đông, TT Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh. Quyết định số 168 ngày 02.3.1990.
6. Chiến thắng Ba Gia: xã Tịnh Sơn, Tịnh Bình, Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh. Quyết định số 866 ngày 20.5.1991.
7. Khởi nghĩa Trà Bồng: xã Trà Hiệp, Trà Sơn, Trà Lâm, Trà Thọ, TT Trà Xuân, huyện Trà Bồng. Quyết định số 2307 ngày 30.12.1991.
8. Vụ thảm sát Bình Hoà: xã Bình Hoà, huyện Bình Sơn. Quyết định số 866 ngày 20.5.1991.
9. Địa đạo Đàm Toái: xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Quyết định số 2307 ngày 30.12.1991.
10. Chiến thắng Đình Cương: xã Hành Thiện, Hành Đức, Hành Phước, huyện Nghĩa Hành. Quyết định số 43 - VH/QĐ ngày 07.01.1993.
11. Vụ Thảm sát Khánh Giang-Trường Lệ: xã Hành Tín, huyện Nghĩa Hành. Quyết định số 43 - VH/QĐ ngày 07.01.1993.
12. Kiến trúc nghệ thuật Chùa Ông: xã Nghĩa Hoà, huyện Tư Nghĩa. Quyết định số 43-VH/QĐ ngày 07.01.1993.
13. Thắng cảnh Núi Phú Thọ và Cổ lũy cô thôn: xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa. Quyết định số 43-VH/QĐ ngày 07.01.1993.
14. Di tích kiến trúc Thành Châu Sa: xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh. Quyết định số 152 - QĐ/BT ngày 25.01.1994.
15. Vụ Thảm sát Diên Niên - Phước Bình: xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh. Quyết định số 295 ngày 12.02.1994.
16. Thắng cảnh Chùa Hang: xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn. Quyết định số 921 ngày 20.7.1994.
17. Địa điểm Đài Tiếng nói Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (Đình Thọ Lộc): xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh. Quyết định số 921, ngày 20.7.1994.
18. Trụ sở Ủy Ban kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ (1946-1949): TT Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành. Quyết định số 3211 ngày 12.12.1994.
19. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình làng An Hải: xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn. Quyết định số 985-QĐ/VH ngày 7.5.1997.
20. Địa điểm Huyện Đường Đức Phổ: TT Đức Phổ, huyện Đức Phổ. Quyết định số 985 ngày 7.5.1997.
21. Mộ và nhà thờ Trần Cẩm: xã Đức Chánh, Đức Thạnh, Đức Tân, huyện Mộ Đức. Quyết định số 1543 ngày 7.5.1997.
22. Văn hóa Sa Huỳnh: xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. Quyết định số 3457 ngày 5.11.1997.
23. Chùa Diệu Giác: xã Bình Trung, huyện Bình Sơn. Quyết định số 06 ngày 13.4.2000.
24. Khu lưu niệm Đồng chí Nguyễn Nghiêm (Bí thư Đảng bộ đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi)
25. Khu lưu niệm Bác Phạm Văn Đồng: xã Đức Tân, huyện Mộ Đức. Bộ Văn Hóa Thông Tin ngày 1.3.2006.
26. Âm linh tự và mộ các chiến sĩ trên huyện đảo Lý Sơn, An Vĩnh, Lý Sơn 11.09.2007.

Thể thao

Quảng Ngãi có nhà thi đấu Diên Hồng.

Nhân vật nổi tiếng

Nguyên chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương, Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.

(Dân Việt)