Thứ ba, 14/05/2024

Thị trường bất động sản vẫn khó phục hồi, doanh nghiệp làm gì để thích nghi

24/03/2024 7:17 PM (GMT+7)

Để thích nghi với bối cảnh thị trường hiện nay, doanh nghiệp bất động sản cần điều chỉnh chiến lược linh hoạt. Trong đó, vấn đề củng cố pháp lý dự án được xem là điều kiện quan trọng nhất để khôi phục niềm tin của người mua nhà.

Thị trường bất động sản vẫn chưa thể phục hồi sau thời gian ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, những biến động trong chính sách, nguồn vồn. Nhiều doanh nghiệp đã phải giải thể hoặc tạm ngưng hoạt động trong 2-3 năm qua.

Trong số các doanh nghiệp còn tồn tại, việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh được xem là yếu tố quyết định. Lãnh đạo một công ty bất động sản cho rằng doanh nghiệp bất động sản cần thích điều chỉnh chiến lược linh hoạt trong bối cảnh hiện nay để tồn tại. Trong đó, vấn đề củng cố pháp lý dự án được xem là điều kiện tiên quyết để khôi phục niềm tin của người mua nhà. Ngoài ra, doanh nghiệp cần linh hoạt, đa dạng trong vấn đề nguồn vốn, không chỉ phụ thuộc nguồn vốn vay ngân hàng.

"Đặc biệt, bản thân doanh nghiệp nên định hình lại chiến lược phát triển, tập trung vào dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ở thực cùng các chính sách thanh toán linh hoạt giúp thu hút được khách hàng. Phải bán được hàng, thu được tiền thì doanh nghiệp mới có tài chính nuôi dưỡng bộ máy, tiếp tục phát triển các dự án tương lai", vị này cho hay.

Thị trường bất động sản vẫn khó phục hồi, doanh nghiệp làm gì để thích nghi- Ảnh 1.

Doanh nghiệp bất động sản thay đổi chiến lược kinh doanh trước khó khăn kép của thị trường. Ảnh: Gia Linh

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc PropertyGuru Việt Nam, mỗi giai đoạn đều phải đối mặt với những yếu tố khác nhau nhưng khó khăn ở chu kỳ này khác biệt so với các giai đoạn trước do bị ảnh hưởng kép.

Thứ nhất, các doanh nghiệp bất động sản đã phải đối mặt với những thách thức vô cùng khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.

Thứ hai, sau khi thị trường bắt đầu phục hồi, khi mọi người đã dồn sức chuẩn bị cho chu kỳ mới, thì thị trường lại giảm sút mạnh mẽ, đẩy các doanh nghiệp vào tình thế khó khăn.

Nhiều doanh nghiệp không có phương án dự phòng vì trước đó, trong giai đoạn thị trường "sốt nóng", họ đã không tính đến rủi ro. Trong đại dịch, khi được hỏi về kế hoạch ứng phó, 70% doanh nghiệp bất động sản đã trả lời rằng họ "đang chờ" đại dịch kết thúc.

Tuy nhiên, sau đại dịch, một số lượng đáng kể các doanh nghiệp "chờ" đã phá sản. Chỉ có những doanh nghiệp có chiến lược bán hàng mới và tiếp cận được với người mua mới có thể "sống sót". Các doanh nghiệp chỉ đơn thuần "ngồi chờ" đa phần gặp khó khăn. Đây chính là "cú đấm" đầu tiên của thị trường đối với doanh nghiệp.

Ngay sau đại dịch, những doanh nghiệp còn tồn tại được hưởng lợi khi thị trường bất động sản bùng nổ mạnh mẽ từ năm 2021 đến đầu năm 2022. Tuy nhiên, trong thời gian đó, nhiều doanh nghiệp môi giới bất động sản cũng tham gia đầu tư, khiến họ gặp khó khăn khi thị trường suy thoái, vì họ không có phương án B để tạo dòng tiền.

Yếu tố khác là sự vướng mắc về pháp lý khiến các dự án bất động sản bị trì hoãn, làm giảm nguồn cung và mất niềm tin trên thị trường. Vốn bị "chôn" vào các dự án không thành công, các doanh nghiệp không có nguồn thu, nhưng vẫn phải bỏ ra chi phí lớn để duy trì hoạt động, khiến sức khỏe tài chính bị suy giảm nặng nề.

Thứ ba, khó khăn trong việc tiếp cận vốn, bao gồm phát hành trái phiếu, tín dụng và vốn từ khách hàng...

Trái phiếu doanh nghiệp là một kênh quan trọng để huy động vốn triển khai các dự án dài hạn. Nhưng trong tình hình phải trả nợ ngắn hạn, các doanh nghiệp gặp áp lực từ các vụ án, chính sách thay đổi, niềm tin của khách hàng đối với trái phiếu cũng giảm sút, dẫn đến việc mất nguồn vốn.

Ông Quốc Anh cho biết, người mua nhà ngày càng khó tính hơn. Để thích nghi, không ít doanh nghiệp đang phải nghĩ về cách tồn tại trong thời điểm hiện tại, chứ không phải nghĩ về tương lai. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã chuẩn bị cho giai đoạn sau khủng hoảng. Họ nhìn nhận rõ chu kỳ và xu hướng của thị trường trong tương lai, trong đó có việc sử dụng dữ liệu để định hình, tìm kiếm khách hàng và quyết định giao dịch.

Trước đây, việc ra quyết định mua bán thường dựa trên cảm tính và thông tin mà họ nhận được. Nhưng gần đây, sự biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, chính sách và các vụ án kinh tế đã làm thay đổi thị trường bất động sản, khiến các doanh nghiệp và người mua quan tâm đến dữ liệu.

Hiện nay, người mua cũng quan tâm đến tính pháp lý của dự án, tiến độ xây dựng và bàn giao có đúng cam kết hay không. Chỉ khi chủ đầu tư đáp ứng được mọi yêu cầu thì họ mới quyết định mua.

..Tham khảo thêm

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM không hạ

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM không hạ

Tỷ lệ lấp đầy các trung tâm thương mại đã vượt mức trên 90% với giá thuê duy trì mức tăng trưởng tốt. Tại TP.HCM, khu vực trung tâm duy trì giá thuê ở mức cao, khoảng 140 USD/m2/tháng.

Tiếp tục nới lỏng quy định đấu thầu vàng miếng SJC

Tiếp tục nới lỏng quy định đấu thầu vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng SJC vào sáng 14/5. Lượng đấu thầu tối thiểu cho 1 thành viên tham gia được giảm còn 500 lượng.

Cảng Cái Mép chính thức được tiếp nhận siêu tàu container

Cảng Cái Mép chính thức được tiếp nhận siêu tàu container

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đón nhận tin vui khi Bộ Giao thông Vận tải vừa chấp thuận cho Cảng container quốc tế Cái Mép (CMIT) tiếp nhận tàu container có trọng tải đến hơn 214 ngàn tấn.

Giá vàng nhảy múa điên cuồng, người dân vẫn đổ xô mua

Giá vàng nhảy múa điên cuồng, người dân vẫn đổ xô mua

Giá vàng ngày 15/3 tăng giảm điên cuồng, rớt một mạch 4 - 5 triệu rồi quay đầu tăng trở lại. Người dân vẫn rồng rắn, xếp hàng chờ cả tiếng đồng hồ để mua.

Chở hơn 1.000 khách, tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo chạy 4 tiếng

Chở hơn 1.000 khách, tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo chạy 4 tiếng

Tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo chở khách được khai trương hôm nay 13/5 có giá vé từ 615.000 đồng đến 1,1 triệu đồng/lượt tùy theo hạng ghế và ngày chạy tàu.

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Không phải dấu hiệu thời tiết xấu

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Không phải dấu hiệu thời tiết xấu

Hiện tượng mây ngũ sắc xuất hiện trên bầu trời TP.HCM không nói lên bất kỳ dấu hiệu nào về diễn biến thời tiết xấu sắp xảy ra.