Chủ nhật, 19/05/2024

"Ông lớn" Xây dựng Hòa Bình nợ BHXH người lao động 10 tháng liền

15/04/2024 1:41 PM (GMT+7)

Theo công bố của Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, tính đến hết tháng 3/2024, "ông lớn" Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) đã chậm thanh toán 10 tháng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động, với khoản nợ hơn 38 tỷ đồng.

"Ông lớn" Xây dựng Hòa Bình nợ BHXH người lao động 10 tháng liền- Ảnh 1.

Cụ thể, theo dữ liệu của Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, tính đến hết tháng 3/2024, trên địa bàn thành phố có tổng cộng 20.039 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên.

Trong danh sách này, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) tiếp tục nằm trong số các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, với việc chậm đóng trong 10 tháng, với số tiền hơn 38,4 tỷ đồng.

Trước đó, theo danh sách các đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên (số liệu tính đến hết ngày 31/12/2023), "ông lớn" Hòa Bình cũng dẫn đầu trong tổng số 15.289 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm trên địa bàn TP.HCM với 9 tháng nợ bảo hiểm, tương ứng số tiền nợ là 39,34 tỷ đồng.

Có thể thấy, thời gian gần đây khó khăn với "ông lớn" Xây dựng Hòa Bình là không nhỏ khi DN này không chỉ liên tiếp nợ tiền bảo hiểm của người lao động mà còn liên tiếp thua lỗ.

Cụ thể, trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận lỗ ròng 1.111 tỷ đồng, tăng thêm 333 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.

Nguyên nhân chính là doanh thu thuần và giá vốn có sự điều chỉnh ngược chiều, dẫn đến lãi gộp giảm 13% so với báo cáo tự lập. Chi phí quản lý cũng tăng mạnh lên 57%, đạt 758 tỷ đồng, trong đó phần lớn là chi phí dự phòng.

Lũy kế đến cuối năm 2023, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận khoản lỗ lên đến 3.240 tỷ đồng. Điều này làm vốn chủ sở hữu tính đến cuối năm 2023 giảm xuống còn 93,4 tỷ đồng, giảm đến 92% so với năm 2022.

Đơn vị kiểm toán cũng đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2023 của Xây dựng Hòa Bình liên quan đến việc thu hồi tạm ứng, thu hồi nợ; đồng thời nhấn mạnh về khoản lỗ lũy kế hơn 3.240 tỷ đồng và một số khoản nợ quá hạn thanh toán, dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Mới đây, Xây dựng Hòa Bình đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều điểm nổi bật.

Cụ thể, HBC đã đề ra kế hoạch kinh doanh cho năm 2024 với tổng doanh thu dự kiến đạt 10.800 tỷ đồng, tăng 43% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 433 tỷ đồng, một tăng trưởng đáng kể so với khoản lỗ 1.115 tỷ đồng năm 2023.

Về phân phối lợi nhuận, Xây dựng Hòa Bình đề xuất không chi trả cổ tức cho cổ đông năm 2023.

Đáng chú ý, HBC dự kiến trình cổ đông phương án dừng việc tăng vốn đã thông qua ngày 18/10/2023 và đồng thời đề xuất phương án tăng vốn mới. Cụ thể, doanh nghiệp dự kiến phát hành tối đa 274 triệu cổ phiếu (bao gồm 74 triệu cổ phiếu hoán đổi nợ và 200 triệu cổ phiếu riêng lẻ), dự kiến triển khai từ năm 2024 đến năm 2025.

Với phương án hoán đổi nợ, công ty sẽ phát hành tối đa 74 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị hoán đổi là 740 tỷ đồng để hoán đổi nợ với các chủ nợ như nhà cung cấp, nhà thầu phụ và nhà sản xuất.

Cổ phiếu được phát hành sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HBC đang giảm liên tục những phiên giao dịch gần đây. Hiện, cổ phiếu HBC đang ở mức giá 7.820 đồng/CP.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.